Năm 1857
Cây cà phê theo những linh mục truyền giáo vòa Việt Nam lần đầu tiên được trồng tại tỉnh Hà Nam, Bố Trạch, Quảng Trị. Những cây cà phê Arabica đầu tiêm được trồng tại đây. Tên gọi cà phê được bắt nguồn từ "Cafe' "trong tiếng Pháp.
Năm 1865
Thực dân Pháp chiếm nước ta, chúng thành lập những đồn điền cà phê ở vùng trung du phía bắc Như Xuân, Sơn Tây làm theo phương thức du canh, năng suất cao nhất những năm đầu là 400 - 500kg/ha. Sau đó thấp dần chỉ còn 100 - 150kg cà phê nhân/ha
Năm 1908
Thực dân Pháp đã đưa vào Việt Nam loại cà phê ( C.Robusta) và cà phê mít (C.excelsa Chari ) thay thế cho loại cà phê chè ( Arabica) năng suất thấp, không thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu tại vùng đất này.
Năm 1910
Những đồn điền cà phê mới lại tiếp tục mọc lên tại Hà Tĩnh, Yên Mỹ ( Thanh Hóa), Nghĩa Đàn ( Nghệ An). Đồng thời cũng thăm dò khả năng thích nghi của cà phê ở Tây Bắc.
Năm 1925
Cà phê được phát triển ở Tây Nguyên, sau đó được trồng phổ biến tại các tỉnh Đông Nam Bộ như Bình Phước và Đồng Nai
Năm 1937 - 1938 tổng cộng trên toàn lãnh thổ Việt Nam có 13.000ha cà phê, sản xuất 1,500 tấn cà phê nhân.
Năm 1963.
Miền Bắc trồng được khoảng 10.000 ha cà phê tại các nông trường quốc doanh, cà phê trồng tại đây chủ yếu là giống cà phê chè ( Arabica) , năng suất khoảng 400 - 600kg/ha, những khu vực màu mỡ, sản lượng có thể đạt 1 tấn/ha
Năm 1975
Diện tích cây cà phê tại Miền Nam khoảng 10.000ha trong đó Đăk Lacwk 7.000ha, Lâm Đồng 1,700ha, Đồng Nai 1,300ha. Giống cà phê được trông chủ yếu tại đây là cà phê Vối ( Robusta) . Cà phê chè Arabica chủ yếu được trồng tại Lâm Đồng.
Năm 1994
Tổng diện tích trồng cà phê ở nước ta đã đạt khoảng 150.000 ha và sản lượng đạt trên 150.000 tấn, năng suất bình quân 1 tấn /ha. Tại những khu vực màu mỡ, áp dụng phương pháp trồng mới và chăm sóc khoa học, năng suất có thể đạt 2- 3 tấn/ha. Đặc biệt tại nhiều khu vực, sản lượng 8 - 10 tấn/ha.
Việt Nam sản xuất từ 800.000 đến 1 triệu tấn cà phê mỗi năm nhưng Việt Nam chỉ tiêu thụ 10% số lượng còn lại chủ yếu được sản xuất thô.
Năm 1994 đến nay.
Mặc dù chính phủ tiếp tục khuyến nghị duy trì diện tích cà phê của cả nước là 500.000 ha, do sức cạnh tranh về giá của cây cà phê so với các loại cây trồng khác. Những diện tích gieo trồng cà phê vẫn tiếp tục được mở rộng tại các khu vực chính như Đắc Lắc, Lâm Đồng và Đắc Nông.
Sản xuất cà phê nước ta tăng đều trong vòng 3 năm gần đây, do những nguyên nhân:
- Việc mở rộng diện tích cà phê
- Thời tiết tương đối thuận lội ( đặc biệt à vụ thu 2013)
- Người nông dân nắm bắt và áp dụng kỹ thuật trồng trọt, bón phân và chăm sóc phù hợp.
- Trồng giống cà phê mới, năng suất cao và kháng bệnh
- Giá xuất khẩu ổn định
- Giá cà phê trong nước tăng đều
Trong 3 năm gần đây, giá cà phê liên tục tăng khiến người nông dân càng thêm động lực để mở rộng hoạt động sản xuất. Theo số liệu ước tính của Sỏ NN&PTNT, Bộ NN&PTNT diện tích trồng cà phê nước ta năm 2013 vào khoảng 633,295ha.
Sản lượng cà phê Việt Nam 2012 - 2014
STT | Diễn Giải | ĐVT | Năm 2012 | Năm 2013 | Năm 2014 ( Dự báo) |
1 | Sản lượng ( cà phê nhân xanh) | Triệu tấn | 1,56 | 1,59 | 1,74 |
2 | Năng suất trung bình | Tấn/ha | 2,44 | 2,47 | 3,64 |